Tấm xi măng sợi gỗ Shera đang là vật liệu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay trong việc thi công tấm xi măng làm sàn kho xưởng, sàn giả đúc, sàn gác nhẹ, cơi nới thêm tầng, làm sàn nhà nhẹ, sàn nhà cho phòng trọ, chung cư mini, nhà giá rẻ, sàn nhà lắp ghép, sàn chịu nước, trần vách ngăn cách nhiệt chống cháy,…có khả năng chịu lực tốt độ bền cao, lắp đặt đơn giản với chi phí thấp mang lại hiệu quả đầu tư và kinh tế cao.
Cát Tường sẽ chia sẻ về kỹ thuật thi công tấm xi măng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí đầu tư. Tùy thực trạng và yêu cầu tải trọng, thiết kế của mỗi công trình mà chúng ta sẽ linh hoạt ứng dụng nhiều phương pháp kỹ thuật thi công để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Hướng dẫn thi công tấm xi măng sợi gỗ làm trần
Hiện nay, trần nhà làm bằng tấm xi măng sợi gỗ đáp ứng được yêu cầu mỹ thuật cao, khả năng chịu ẩm giúp căn nhà của bạn sang trọng hơn, bền đẹp hơn nó còn có thể cách âm, cách nhiệt, chống ẩm mốc và thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người.
Thi công hệ khung chịu lực
- Đầu tiên cần xác định chính xác độ cao của trần.
- Sau đó, dùng thước rivo hoặc máy laze để lấy số độ cao của tường.
- Tiếp theo bạn cần đánh dấu các vị trí cần thiết, nên đánh dấu những điểm cần lưu ý ở dưới tấm trần rồi xác định vị trí thanh viền tường bằng mực.
- Hãy cố định thanh viền tường vào vách tường theo độ cao đã tìm hiểu ban đầu vì đây là thứ cần phải chắc chắn.
- Để chắc chắn thành viền tường bạn bắt vít hoặc đóng đinh cho cố định nhưng với khoảng cách không quá 0,3m.
- Cần lưu ý khoảng cách giữa điểm treo tối đa từ 1m-1,2m và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 0,4m.
- Đối với những trần bê tông bạn có thể dùng khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở 8 hoặc 10 lỗ.
- Tiếp theo, dùng ty ren 8 hoặc 10 liên kết với các điểm bạn vừa khoan và cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần.
- Cuối cùng, hãy sắp xếp các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của ty ren, khoảng cách chuẩn là 1m-1,2m.
- Lắp thanh chính và tyren đã treo trước đó bằng ốc 8 hoặc 10 để hãn trên và dưới thanh chính.
- Khi thanh chính đã ổn định thì đến bước lắp xương phụ, khoảng cách chuẩn là 0,46m, thanh phụ liên kết với thanh chình bằng các khấc có sắn trên thanh chính và chốt thanh phụ.
- Sau khi lắp đặt xong cần chỉnh lại các thanh cho khung trần được phẳng. Sau đó kiểm tra lại độ cao của trần bằng laze hoặc ống nivo để thi công đạt hiệu quả.
- Chỉnh khung trần và đặt tấm xi măng vào khung trần.
- Căn chỉnh khung trần xong bạn có thể lắp tấm lên khung, đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ kiện liên kết tấm vào khung bằng vít. Các tấm cần được lắp đặt so le nhau để tăng khả năng chịu lực. Khoảng cách giữa cách vít chia đều từ 30 – 40cm.
Xử lý thô bề mặt trần
- Ghép các tấm trần xi măng lại với nhau tạo bề mặt phẳng, chừa khe hở giữa 2 tấm với khoảng cách 2 – 3 mm.
- Xử lý các khe giữa 2 tấm xi măng bằng keo chuyên dụng và băng keo giấy hoặc băng keo lưới.
- Hòa bột bả Matit với nước để thi công tấm.
- Lưu ý: phải hòa thật đều và từ từ cho đến khi hỗn hợp không bị đóng cục nhỏ.
- Dùng hỗn hợp vừa hòa bả vào tấm xi măng
- Lưu ý: hãy làm đi làm lại để đạt chất lượng tốt nhất. Nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần.
- Sau khi bả đều lên tấm xi măng hãy chờ khô hẳn rồi dùng giáp 150 hoặc 180 bề mặt trần mịn hơn, không còn những chỗ nhấp nhô khi bả.
Thi công hoàn thiện sơn bề mặt tấm xi măng
- Sử dụng khăn ẩm lau khô và sạch bề mặt.
- Sơn một lớp sơn lót và chờ khô. Lớp sơn lót nhắm mục đích tạo phẳng trên bề mặt cho việc sơn các lớp sau và tăng thêm độ bền cho bề mặt tấm.
- Sơn một lớp phủ: sơn nước hay sơn Acrylic để làm phẳng bề mặt và chờ lớp sơn khô.
- Sơn phủ lần 2 . Khi sơn cần chờ từng lớp sơn khô trước khi sơn tiếp lớp sơn tiếp theo để tránh những đường rạng của sơn.
Hướng dẫn thi công tấm xi măng măng sợi gỗ làm vách ngăn
Tấm xi măng sợi gỗ dùng cho công trình vách trong nhà và ngoài trời với yêu cầu vật liệu nhẹ, tiến độ thi công nhanh, không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình như vách ngăn văn phòng, vách ngăn chống cháy, vách ngăn cách nhiệt, vách ngăn chịu nước…
Trước khi thi công bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Tấm xi măng có độ dày 4mm, 4.5mm, 6mm, 8mm, 9mm,…
- Khung kẽm hoặc có thể thay khung sắt nếu yêu cầu vách ngăn có tính chịu lực cao.
- Vít khoan 2.5cm hoặc 3cm
- Khoan điện, con rọi, phụ kiện thi công, …
Một số yêu cầu kĩ thuật trước khi thi công.
- Thi công vách ngăn bằng tấm xi măng cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu an toàn theo đúng kĩ thuật.
- Xác định chính xác vị trí lắp đặt khung xương
- Khi tiến hành lắp khung xương phải lắp đúng kích thước, đúng kĩ thuật.
- Các tấm xi măng khi lắp vào khung xương phải xếp so le nhau để đảm bảo độ vững chắc.
- Bắn đinh, vít cần chuẩn xác đúng ví trí, không làm sứt mẻ tấm.
Thi công vách ngăn trong nhà
- Xác định vị trí thanh lắp thanh ngang trên sàn và trần nhà (kiểm tra bằng quả dọi và kiểm tra độ vuông góc của thanh ngang với tường), độ sai lệch giữa 2 thanh không quá 2 mm, độ hở giữa thanh và sàn/ trần không quá 5 mm.
- Hai xương ngang được cố định với trần và sàn bằng tắt kê D6mm. Cố định mỗi thanh bằng 4 vít mũ, khoảng cách giữa các vít là 500 mm.
- Lắp các thanh đứng vào thanh ngang, một đầu của thanh đứng cách trần 6÷10 mm, Các xương đứng đặt theo chiều đứng vuông góc với xương nằm đã cố định với trần, sàn với khoảng cách 610mm (hoặc 48cm) theo bề rộng tấm Xi măng (Rộng 1m22 x dài 2m44).
- Kiểm tra độ phẳng các thanh đứng bằng cách dùng dây căng ngang và kiểm tra khe hở giữa dây và thanh. Cố định các thanh bằng vít mũ hoặc đinh rivet. Gia cố thêm khung xương đứng nếu khoảng cách từ vách tới trần quá dài.
- Để khung vách ngăn ổn định ta nên lắp các thanh liên kết ngang, khoảng cách giữa các thanh là 61cm.
- Sau khi thi công xong phần khung vách ngăn phải chờ các bộ phận khác như: điện, nước … lắp đặt xong rồi mới tiến hành lắp tấm Xi măng vào khung.
- Sử dụng tấm 4mm, 4,5mm hoặc 6mm tùy theo yêu cầu riêng biệt của mỗi công trình.
- Tấm xi măng được lắp từ dưới sàn lên trên và cách sàn tối thiểu 3 mm để tránh ẩm.
- Vách xi măng lớp 1 khi bắt lên khung, khoảng cách vít theo cạnh biên của tấm là 200 mm, chính giữa tấm là 300 mm. Lớp thứ 2 bắt so le với lớp thứ nhất 1 bước khung 61cm (hoặc 48cm).
Hướng dẫn thi công vách ngăn ngoài trời
Vách ngăn ngoài trời bằng tấm xi măng sử dụng một hệ khung thép chịu lực bên trong, bề mặt hai bên phía ngoài có thể được bao phủ bằng tấm xi măng có độ dày từ 8mm đến 10mm, sau đó được xử lý các đường giáp nối. Sản phẩm sau khi hoàn thiện trong giống như là một bức tường xây thật, rất chắc chắn và thẩm mỹ.
Cũng có thể đưa thêm vào trong vách ngăn các vật liệu cách âm, chống cháy để tăng cường thêm công năng cho loại vách ngăn ngoài trời bằng tấm xi măng.
- Chuẩn bị tấm xi măng 1220 x 2440 từ 8mm – 10mm tương ứng diện tích.
- Bố trí đường ống và lắp đặt các thiết bị điện nước trong thiết kế.
- Thiết kế khung xương sắt phù hợp với công năng, yêu cầu riêng của từng công trình ( nghiêm túc tuân theo những yêu cầu kĩ thuật thi công của nhà sản xuất).
- Khoảng cách giữa các thanh đứng ở vách xi măng là 61cm hoặc nhỏ hơn tùy yêu cầu thiết kế hệ vách.
- Thanh đứng liên kết với thanh ngang bằng các xương nằm. Hàn chặt các thanh ngang với thanh đứng
- Khoảng cách giữa các thanh ngang là 122cm
- Ghép các tấm xi măng lên khung thép dựng sẵn, mặt dưới tấm xi măng cách sàn 1cm. Tấm xi măng có thể đặt theo phương ngang hoặc dọc (thẳng đứng). Bắt tấm xi măng từ dưới thấp trước, lên cao dần.
- Đặt các mép tấm xi măng cách nhau từ 3-5mm để có khe chèn keo xử lý mối nối. Có thể dùng thêm tấm cách nhiệt chèn vào giữa 2 tấm trong trường hợp thiết kế yêu cầu thi công vách ngăn cách nhiệt.
- Tiến hành xử lý mối nối tấm xi măng bằng chèn xốp cao su giãn nở phía dưới hoặc dùng bột xử lý mối nối hay silicon để trám khe hở (Xốp giãn nở sử dụng phải phù hợp với điều kiện ngoài trời).
- Dùng keo silicon chống thấm hoặc hóa chất chống thấm chuyên dụng xử lý chống thấm tại các vị trí tiếp xúc giữa tấm xi măng và xốp cao su chèn khe giãn nở. Sau khi xử lý đảm bảo khe đã được xử lý chống thấm hoàn toàn.
- Hoàn thiện bề mặt vách ngăn bằng sơn nước hoặc xốp dán tường, hoặc gạch trang trí.
Hướng dẫn thi công tấm xi măng sợi gỗ làm sàn chịu lực
Chọn tấm xi măng có quy cách và độ dày phù hợp
Đây là bước đầu tiên cũng khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng chịu lực của cả công trình khi thi công. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như mức độ chịu tải và đặc thù riêng của từng công trình mà chúng ta sử dụng độ dày tấm cho thích hợp. Có thể tham khảo bảng tải trọng chịu lực như bên dưới trước khi bắt đầu thi công tấm xi măng:
- Đối với nhà trọ, nhà dân dụng: sử dụng tấm xi măng có độ dày 12mm – 14mm – 16mm.
- Đối với nhà kho xưởng – tòa nhà văn phòng: sử dụng tấm xi măng có độ dày 18mm – 20mm
Thiết kế kết cấu hệ khung lắp đặt tấm xi măng
Kết cấu hệ thống khung để lắp đặt khi thi công tấm xi măng cũng khá đơn giản, tùy thuộc vào trình trạng xây mới hay cải tạo, diện tích công trình và yêu cầu tải trong, mục đích sử dụng mà chúng ta thiết kế hệ khung sao cho hợp lí nhằm bảo đảm tối đa chất lượng kết cấu ứng dụng.
Hướng dẫn thi công tấm xi măng làm sàn nhà dân dụng, sàn gác đúc giả
Đối với nhà có diện tích nhỏ như phòng trọ, gác xếp chúng ta có thể dùng sắt hộp 5×10 cm, được gia cố tạo thành hệ khung với khoảng cách hai thanh dầm từ 41 – 48 cm.
- Xác định kích thước sàn và cao độ của sàn.
- Cắt các thanh sắt hộp 50x10cm (Sắt hộp cắt dài hơn chiều rộng của ngôi nhà 15cm đối với tường gạch dày 10cm)
- Đục lỗ tường kích thước 5.5x11cm. Khoảng cách giữa tâm các lỗ 407mm
- Khoảng cách từ sàn nhà đến sàn gác lửng thông thường là 3m.
- Gác các thanh sắt hộp 50x10cm lên các ô trên tường.
- Các thanh sắt hộp sẽ gác lên mỗi bên tường 7.5cm.
- Hàn tạm các đầu thanh sắt hộp 50x10cm theo một mặt phẳng và cố định vị trí để đảm bảo độ an toàn.
- Trám vữa xi măng vào các ô trên tường. Đảm bảo các thanh đà sắt nằm trên một mặt phẳng.
- Hàn các thanh phụ vào các thanh ngang.
- Tùy thuộc vào mức độ chịu tải của sàn mà khoảng cách các thanh phụ sẽ khác nhau. Thông thường có thể sử dụng sắt hộp 5x5cm hoặc 4x8cm làm thanh đà phụ.
- Tham khảo thêm bảng chịu tải trọng sàn trong catalogue hướng dẫn kỹ thuật thi công tấm xi măng.
- Sau khi lắp đặt xong hệ khung sắt và sơn lót chống gỉ. Chúng ta có thể sử dụng tấm xi măng có độ dày 12mm – 14mm – 16mm gác lên các khung sắt.
- Các tấm xi măng cần được sắp xếp sole để tăng hiệu quả của khung sàn.
- Khe hở giữa các tấm 2-3mm để đề phòng độ co giãn của tấm.
- Sử dụng vít tự khoan dài 4cm để bắn tấm vào khung sắt.
- Khoảng cách các vít tại mép tấm là 20cm, ở giữa là 30 – 40cm.
- Mỗi tấm nên bắn ít nhất từ 20 đến 30 con vít để đảm bảo kỹ thuật.
- Xử lý khe hở giữa các tấm: bằng keo xử lý mối nối chuyên dụng để tránh bụi bẩn hoặc nước rỉ xuống phía dưới.
- Lắp sàn gỗ, sàn nhựa giả gỗ hoặc dán gạch để hoàn thiện bề mặt sàn.
- Tiến hành đóng khung trầm chìm bên dưới để che các thanh sắt hộp và trang trí.
- Lắp đặt cầu thang, lan can để có ngôi nhà hoàn thiện với sàn lửng làm bằng tấm tấm xi măng.
Trên đây là một số hướng dẫn lắp đặt tấm xi măng sợi gỗ cho một số công trình phổ biến thường gặp. Nhưng phần quan trọng nhất là bạn cần có nguyên liệu tấm xi măng sợi gỗ chất lượng cao, thương hiệu uy tín và giá cả tốt nhất thị trường hiện nay. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Cát Tường có kho bãi rộng, sản lượng hàng lớn sẵn sàng phục vụ mọi dự án, tự hào là Nhà xuất nhập khẩu và Phân phối Tấm xi măng sợi gỗ chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu về chất lượng, kích thước, đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Địa chỉ: Số 07 Sông Đà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0902111890
Email: thuongdth@fortune.com.vn
Website: https://fortune.com.vn